Mỏ neo tàu khi được thả xuống, neo sẽ được thiết kế dùng sức nặng của nó hoặc đào xuống đáy để giữ cho tàu thuyền neo đậu tại chỗ mà không bị trôi hay dạt đi chỗ khác mỗi khi có giông bão, sóng lớn. Với những neo cỡ lớn nó còn có tác dũng hãm và giảm tốc độ của tàu.
Mỏ neo chuyên dụng dùng cho tàu thuyền loại nhỏ, mỏ neo bung được đúc bằng Gang đảm bảo cho độ chắc chắn và bền bỉ dễ dàng móc vào các địa hình đáy như: Bùn nhão, cây cỏ dại, san hô, cát, đá... giúp cho Tàu Thuyền ở một vị trí không bị dòng nước xô đẩy xê dịch đi nơi khác. Mỏ neo được thiết kế có thể dễ dàng gấp gọn khi không sử dụng.
Trong mọi chuyến đi, nhất là những chuyến đi đường thuỷ càng chuẩn bị kỹ càng thì chuyến đi càng trọn vẹn, mang lại niềm vui. Vì vậy, đừng quên mỏ neo nhé, chúng vô cùng quan trọng và hữu dụng đó.
Neo là một dụng cụ hàng hải dùng để giữ tàu thuyền ở một vị trí nhất định bằng cách kềm chế lực di động khi gài thuyền vào đáy sông hoặc biển. Khi đã thả neo, tàu thuyền không bị dòng nước hoặc sóng xô đẩy di dịch đến vị trí khác.
Danh từ tương đương với "neo" trong các ngôn ngữ Âu châu thường có gốc từ tiếng Latin ancora, và xưa hơn nữa là từ tiếng Hy Lạp nguyên thủy ἄγκυρα (ankura).
Thuyền nhỏ dùng một neo buộc bằng dây hoặc xích. Tàu lớn có thể dùng thừng cột đến ba neo, một ở đằng lái, hai ở mũi. Neo đúc bằng kim loại cốt lấy trọng lượng thật nặng để ghì tàu nên có cái cân đến 20 tấn.
Khi đứng yên, tàu chịu tác dụng của gió, lực cản của dòng nước chảy, lực va đập của sóng và các ngoại lực ngẫu nhiên khác. Neo là một thiết bị dùng để giữ cho tàu đứng yên dưới tác dụng của các ngoại lực đó. Hay nói một cách khác: neo là một tổ hợp kết cấu dùng để neo tàu.
Trên mỗi một con tàu thường được trang bị neo chính và neo phụ. Neo chính thường đặt ở mũi còn có tên gọi là neo dừng, vì rằng mũi tàu có dạng thoát nước nên làm giảm sức cản tốt hơn. Hơn nữa khoang mũi thường không được sử dụng, nên dùng làm hầm xích neo rất thuận tiện.
Neo phụ được đặt ở phía đuôi tàu còn được gọi là neo hãm. Bởi vì việc bố trí neo ở đuôi tàu sẽ không thuận lợi cho sự va đập của dòng nước chảy vào chong chóng và bánh lái. Thông thường neo chính và neo phụ không được thả cùng một lúc.
Lực bám của neo Lực bám của neo là khả năng bám vào nền đất của neo. Lực bám của neo phụ thuộc vào trọng lượng neo GN, kết cấu của từng loại neo và nền đất nơi thả neo. Trong đó trọng lượng neo là yếu tố quan trọng nhất, tức là khi trọng lượng neo GN càng lớn thì lực bám của neo càng tăng và ngược lại.
Mặt khác, neo có cán càng dài thì lực bám càng tăng đồng thời càng làm tăng tính ổn định của neo trên nền đất. Vì vậy ở một số trường hợp người ta làm thanh ngang để tăng độ ổn định của neo. Nếu gọi lực bám của neo là: T, kG thì: T = k.GN trong đó: GN - trọng lượng của neo, kG. k - hệ số bám của neo, xác định nhờ thực nghiệm và tuỳ theo loại neo, tùy theo nền đất.
Chiều sâu thả neo
Chiều sâu thả neo Trong khai thác, ở điều kiện thuận lợi có thể đỗ tàu bằng neo thì chiều dài cáp neo (là chiều dài từ lỗ thả neo đến vị trí neo nằm ở nền đất l phụ thuộc vào chiều sâu nơi thả neo và tốt nhất là: l = 4.h0 nếu h0 tới 25, m. l = 3.h0 nếu 25 tới h0 tới 50,m. l = 2,5.h0 nếu 50 < h0 tới 150,m. l = (1,5 tới 2).h0 nếu h0 tới 150,m.
Phân loại thiết bị neo Tuỳ thuộc vào từng loại tàu, vào công dụng và đặc tính làm việc của tàu mà lựa chọn thiết bị neo theo loại thiết bị neo có hốc hay không có hốc, theo máy tời neo đứng hay nằm, v.v.
(Theo: Wikipedia)
© 2025 thuyenhoi.com. All Rights Reserved.